Thông tin loài: Thông Đà Lạt - Pinus dalatensis Ferre

Ngành: HẠT TRẦN - GYMNOSPERMAE

Lớp: THÔNG - PINOPSIDA

Bộ: THÔNG - PINALES

Họ: Thông - Pinaceae

Chi: - Pinus

IUCN: NT

Sách đỏ:

NĐ 84/2021: IIA

Phân bố: Loài đặc hữu của Việt nam. Gặp từ Thừa thiên Huế Phú Lộc: Thừa Lưu đến Tây Nguyên: Kontum, Dác Giây: núi Ngọc Linh và dãy núi Top Rec, Ngọc Áng, Đắc Lắc Krông Bông: núi Chư Yang Sin, Lâm Đồng Lạc Dương: xã Lát, thác Uyên Ương, Langbiang, Đà Lạt: Trại Mát.

Đặc điểm: Cây gỗ to, có tán hình nón thưa, thường xanh, cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 - 0,8m. Ở cây non, vỏ thân nứt dọc, nhưng ở cây già vỏ bong từng mảng. Các cành ngắn mọc thành cụm trên đầu cành. Mỗi cành ngắn mang 5 lá ở đỉnh, hình kim, dài 6 - 11cm, rộng 0,6 - 0,7mm, mặt cắt mang hình tam giác đều, cạnh có răng cưa nhỏ, hai mặt bên, mỗi mặt mang 2 - 5 hàng lỗ khí. Nón đơn tính, cùng gốc; nón cái thành thục hình trụ, dài 5,5 - 10cm, đường kính 2,5 - 4 cm; gồm 25 - 50 vảy dài 2,5cm, rộng 1,5 - 2,5cm, mái vảy ở tận cùng. Khi chín vảy màu xám đen. Hạt hình trứng, màu nâu, dài 0,8 - 1cm, đường kính 0,4 - 0,5cm, mang cánh dài 1,5 cm ở phía trên đĩnh.

Giá trị: Nguồn gen hiếm, loài cho gỗ tốt, Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống và chưa thấy tái sinh. Bảo vệ nguyên vẹn trong 2 khu rừng cấm Chư Yang Sinh và Ngọc Linh và 4 cây còn lại ở thác Uyên Ương Đà Lạt để thu hạt, nhân giống. Cần gấp rút đưa vào trồng.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố