Thông tin loài: Huyết Dụ - Smilax gaudichaudiana

Ngành:

Lớp:

Bộ:

Họ:

Chi:

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây thường được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.

Đặc điểm: Cây nhỏ, cao khoảng 1 - 2 m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20-50 cm, rộng 5-10 cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, mép nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía (Huyết dụ đỏ), có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia mầu lục xám (Huyết dụ trắng); cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30-40 cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa mầu trắng, mặt ngoài mầu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 12-1

Giá trị: Cả 2 loại đều được Đông y dùng làm thuốc. Theo Đông y, Huyết dụ vị nhạt, tính mát, vừa làm mát máu, cầm máu vừa làm tan máu ứ và giảm đau. Nó thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức, chữa chứng kiết lỵ, rong kinh… Dân gian còn dùng trị ho gà của trẻ em.

Nguồn: The Plant List (2010).

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô