Thông tin loài: Gối hạc - Pollia hasskalli

Ngành:

Lớp:

Bộ:

Họ:

Chi:

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây Gối hạc thường mọc hoang ở vùng đồi núi. Dược liệu phân bố nhiều tại Campuchia, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ và một số tỉnh thành ở Việt Nam: Hà Tiên, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên.

Đặc điểm: Cây Gối hạc là một loại cây gỗ nhỏ. Chúng thường mọc thành bụi dày, thẳng đứng có chiều cao từ 1 – 1,5m. Dược liệu phân thành nhiều cành. Thân dược liệu có hình zic zắc, tiết diện tròn, tồn tại với 6 – 7 cạnh lồi. Thân non chứa dịch nhầy, có màu xanh lục, xuất hiện nhiều chấm với màu tía. Gốc lóng phù to, có màu tía và có lông mịn màu trắng nhưng không nhiều. Khi già thân có màu xám đen, sần sùi. Lá dược liệu thường mọc cách nhau, có chất nhầy, kép lông chim 2 – 3 lần. Lá chét 3 -7. Phiến lá hình bầu dục thuôn, có gốc nhọn hoặc tròn, đầu có đuôi nhọn. Lá có chiều rộng từ 4 – 6cm, chiều dài từ 9 – 12cm. Mặt trên của lá có màu xanh lục sậm, mặt dưới của lá xuất hiện với màu nhạt hơn. Gân lá có lông ngắn, mép lá có răng cưa nhọn. Lá kèm là hai phiến mỏng, có chiều dài từ 10 – 30mm, chiều rộng 3 – 5mm. Chúng dính vào hai bên dáy của cuống lá. Cụm hoa ngù, mọc đối diện với lá ở phía ngọn cành, có cuống màu đỏ hoặc không có cuống. Cuống dài 1,5 – 2,5cm, có rãnh dọc trên bề mặt và có nhiều lông mịn. Quả dược liệu có đường kính từ 6 – 7mm, hạt 4 – 6 và có chiều dài 4mm. Quả khi chín sẽ có màu đen. Mùa hoa quả vào tháng 5 – 10.

Giá trị: Trị Đau nhức xương khớp, tê thấp, thấp khớp cấp tính, thấp khớp mãn tính, đau bụng, rong kinh.

Nguồn: Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp - 2000; Trang 236.

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô