Thông tin loài: Mít - Raphidophora schotii

Ngành:

Lớp:

Bộ:

Họ:

Chi:

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Hương Sơn, Mỹ Đức

Đặc điểm: Cây gỗ cao 12 - 20m. Lá hình trái xoan nguyên hay chia thùy về một phía, có những lông móc dễ rụng, dài 9 - 20cm. Cụm hoa ở trên thân hoặc trên cành già. Cụm hoa đực dài, ráp có lông tơ mềm; lá bắc hình khiên, hoa mềm, nhiều; bao hoa hình ống, mềm, gồm 2 cánh dính sát nhau ở đỉnh, tròn; nhị có chỉ nhị hình thoi, bao phấn rộng. Cụm hoa cái hình bầu dục, gồm nhiều hoa; bao hoa hình trụ tù, mềm, rất hẹp ở đỉnh; bầu có vòi hình sợi, đều. Quả to hình trái xoan hay thuôn, dài tới 60cm và nặng 20 - 30kg, thuộc loại quả tụ gồm nhiều quả bế đính trên một đế hoa chung. Quả bế (mà ta hay gọi là hạt) được bao bởi một lớp nạc mềm màu vàng, có vị ngọt ( múi mít ) do các mảnh bao hoa tạo thành.Gốc ở Tây Ấn, được trồng rộng rãi ở các xứ nhiệt đới. Ở Việt Nam, mít cũng được trồng ở vùng đồng bằng và vùng núi đến độ cao 1000m. Cây dễ trồng, mọc nhanh, sau 4 - 5 năm đã có thể thu hoạch quả.Có hoa vào tháng 3, có quả  rộ tháng 6 - 7Cây mít có nhiều công dụng. Gỗ vàng, mịn mặt, dùng trong xây dựng, làm cột nhà, đóng hòm, bàn ghế, mâm, để khắc dấu, tiện và  tạc tượng… Cây mít cũng được trồng là cây nọc cho hồ tiêu leo.Quả xanh dùng ăn như rau, hoặc luộc, hoặc xào. Quả chín cho múi và hạt ăn được, nhưng hạt mít ngoài tinh bột, protid, lipid, muối khoáng, còn có chất men ức chế men tiêu hóa đường ruột nên ăn nhiều dễ bị đầy bụng.Hạt mít được dùng trị ghẻ lở, lâm ba kết hạch, sản hậu ít sữa. Hạt mít nướng hay luộc ăn thơm ngon và bùi. Múi mít dùng chữa sốt rét rừng và giải say rượu.Lá mít được dùng làm thuốc lợi sữa, chữa ăn uống không tiêu, ỉa chảy và trị cao huyết áp. Ở Ấn Độ người ta dùng chữa các bệnh ngoài da và trị rắn cắn.Rễ cây sắc nước uống trị ỉa chảy và cùng với vỏ trị các loại viêm gây sốt.Dịch nhựa cây thường được dùng đắp rút mủ mụn nhọt, còn dùng trị bệnh giang mai và trừ giun. Ở Ấn Độ, người ta dùng đắp lên hạch sưng và áp xe để kích thích sự mưng mủ.Dái mít dùng chữa sa dạ con và lõi mít có tính gây sẩy thai.

Giá trị: Chữa ít sữa

Nguồn: Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Quốc Bình, Vũ Văn Cẩn, Lê Mộng Chân, Nguyễn Ngọc Chính, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Dư, Trần Đình Đại, Nguyễn Kim Đào, Nguyễn Thị Đỏ, Nguyễn Hữu Hiến, Nguyễn Đình Hưng, Dương Đức Huyến, Nguyễn Đăng Khôi, Nguyễn Khắc Khôi, Trần Kim Liên, Vũ Xuân Phương, Hoàng Thị Sản, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Nghĩa Thìn; Tên cây rừng Việt Nam; Nhà xuất bản Nông nghiệp -

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô