Thông tin loài: Hoa ban trắng - Bauhinia variegata

Ngành:

Lớp:

Bộ:

Họ:

Chi:

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Loài phân bố ở Mianma, Tây Bắc Thái Lan, Nam Trung Quốc, ở Lào và Việt Nam, cũng được trồng nhiều ở các xứ nhiệt đới, thường gặp trong các khu rừng rụng lá từ độ cao 500m tới 1500m, từ Sơn La, Lai Châu đến Nghệ An. Có trồng ở các thành phố Hà Nội, Đà Lạt, Hồ chí Minh.

Đặc điểm: Cây nhỡ hay cây gỗ rụng lá, cao tới 15m, cánh non có lông mịn rồi nhẵn. Lá có cuống dài 3 - 4cm, không lông, phiến lá hình trái xoan rộng tới gần tròn, đường kính 6 - 16cm, chẻ đôi đến 1/4 - 1/3, với góc rộng, hình tim ở gốc, tròn ở đầu các thùy, mặt trên không lông, mặt dưới có ít lông rải rác; gân 11 - 13. Cụm hoa thành chùm ngắn, ít hoa, thường ở các cành cũ. Hoa có cuống dày, 3 - 5mm, nụ hoa hình con thoi, 3 - 4cm, đài hình mo, cánh hoa trắng hoặc tim tím, hình trái xoan ngược, có móng ngắn, nhị sinh sản 5; bầu 2 cm, có lông mịn. Quả có khía xiên, dẹp, 20 - 30 x 2 - 2,5cm, hạt 10 - 25, dẹp, đường kính 10 - 15mm.

Giá trị: Hoa ăn được. Vỏ cây được sử dụng làm thuốc điều trị các vết thương. Ở Ấn Độ, vỏ dùng làm thuốc hàn vết thương, chữa bệnh ngoài da, loét và tràng nhạc; các chồi khô dùng trị lỵ và bệnh trĩ, ỉa chảy và giun; nước sắc rễ dùng trị đầy hơi trướng bụng và rễ là thuốc trị rắn độc cắn. Ở Trung Quốc, rễ cũng được sử dụng trị lạc huyết, ăn uống không bình thường; vỏ rễ trị ăn uống không tiêu, viêm dạ dày ruột cấp tính; lá trị ho và đái khó.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô