Thông tin loài: Cỏ xước - Achyranthes aspera L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: CẨM CHƯỚNG - CARYOPHYLLALES

Họ: Dền - Amaranthaceae

Chi: Chi ngưu tất - Achyranthes

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây xạ đen được phân bố nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Thái-lan... Ở Trung Quốc, loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 1.500 m. Còn ở nước ta, xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Thừa Thiên - Huế, Gia Lai...

Đặc điểm: Cây dây leo thân gỗ, mọc thành bụi, dễ trồng, nhánh non tròn, không có lông, lá không rụng theo mùa, phiến bầu dục xoan ngược, gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp. Cuống 5 - 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 - 10cm. Cuống hoa 2 - 4mm. Hoa mẫu 5, cánh hoa trắng, hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 - 5; Ra quả tháng 8 - 12.

Giá trị: Theo Đông y thì cây Xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Thường dùng chữa các trường hợp gầy mòn, rối loạn tiêu hóa và khối u, giúp ăn ngon, mát huyết, trị mất ngủ, vàng da, hạn chế sự phát triển của khối u ác tính, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

Nguồn: The Plant List (2010).

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô