Thông tin loài: Hy thiêm - Siegesbeckia orientalis L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: CÚC - ASTERALES

Họ: Cúc - Asteraceae

Chi: - Siegesbeckia

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Bồ công anh Việt Nam có mặt ở khắp mọi nơi nên được nhiều người biết đến.

Đặc điểm: Bồ công anh Việt Nam là loại cây nhỏ, thường cao 0,6-1 m, đôi khi cao tới 3 m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng: lá phía dưới dài 30 cm, rộng 5-6 cm, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; lá trên ngắn hơn, không chia thùy, mép có răng cưa thưa. Nếu ta bấm vào lá và thân đều thấy tiết ra nhũ dịch màu trắng đục như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc được

Giá trị: Bồ công anh vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày - tá tràng, viêm gan, viêm họng. Ở Ba Vì, người Dao gọi bồ công anh là Lày may, trồng trong vườn nhà, ngoài dùng làm thuốc, còn dùng như một món rau trong bữa cơm hằng ngày. Theo các thầy lang người Dao, Lày may là món ăn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, phòng một số bệnh về gan, mật, có khả năng kích thích tiêu hóa, tăng sự thèm ăn. Trong dân gian, Bồ công anh được dùng nhiều để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, các chứng viêm nhiễm, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu, bệnh đau dạ dày.

Nguồn: The Plant List (2010).

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô