Thông tin loài: Đại bi - Blumea balsamifera (L.) DC.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: CÚC - ASTERALES

Họ: Cúc - Asteraceae

Chi: Chi Đại bi - Blumea

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây cứt lợn phân bố rộng rãi tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Đặc điểm: Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông.Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.Phân bố ở các nước nhiệt đới châu Mỹ (Mêhicô), phát tán tự nhiên vào nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia… Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở nhiều nơi từ Lào Cai, Ninh Bình đến các tỉnh đồng bằng khắp cả nước.Cây mọc ven đồi, ven rừng, ven đường, các bãi hoang, bờ ruộng ẩm ướt.Ra hoa kết quả tháng 4 - 7 và hầu như quanh năm.Lá và ngọn non vò kỹ, rửa sạch tới khi hết bọt, luộc bỏ nước, vắt kiệt nước, xào hoặc nấu canh với mắm tôm, cá.Phần cây trên mặt đất có tinh dầu chứa phenol, được sử dụng làm thuốc. Thường được chỉ định làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp: 1. Sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mạn; 2. Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng đau; 3. Mụn nhọt, ngứa lở, eczema. Liều dùng 15 - 30g cây sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã lấy nước nhỏ. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.Người ta cũng dùng cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh đẻ, dùng phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu cho thơm và sạch gầu, trơn tóc.Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để trị các chứng viêm xoang mũi mạn tính và dị ứng, có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.Ở Ấn Độ, người ta dùng nước ép rễ cây để chữa bệnh sỏi thận. Lá làm thuốc săn da, dùng chữa các vết đứt, vết thương và dùng đắp chữa sốt rét.

Giá trị: Chữa Đau đầu, đau người, cảm cúm

Nguồn: The Plant List (2010).

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô