Thông tin loài: Đinh lăng - Polyscias fruticosa (L.) Harms

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: HOA TÁN - APIALES

Họ: Cuồng - Araliaceae

Chi: - Polyscias

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Ba Vì, Mỹ Đức

Đặc điểm: Cây nhỏ, cao 1 - 2m; có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cành mọc lòa xòa. Lá lớn, kép lông chim 2 - 3 lần; có 9 - 11 lá chét với phiến hình trứng dài 4 - 8cm, rộng 2 - 3cm, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhỏ như sợi tơ; cuống lá có bẹ.Cụm hoa chùy gồm nhiều tán dài; cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục, vàng nhạt. Quả hạch hình tròn, màu đen.Loài của vùng Himalaia, lan tràn sang Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam và Malaixia. Ở Việt Nam, cây mọc hoang khắp nơi từ Bắc vào Nam.Cây mọc nơi có ánh sáng, ẩm, dọc theo các đường mòn ven rừng, các bờ suối, các nơi hoang vắng, các nương rẫy cũ.Mùa hoa quả tháng 7 - 9.Vỏ rễ, rễ thường dùng chữa các chứng viêm như viêm gan cấp, viêm họng, viêm amygdal, viêm bạch hầu, viêm khớp, viêm thận phù thũng, viêm sưng vú. Cũng được dùng chữa phong thấp tê bại, dao chém thương tích, sốt rét cơn và rắn cắn. Lõi thân dùng làm thuốc bổ. Lá non dùng làm rau ăn (do có nhiều gai nên gọi là rau gai). Lá dùng đắp mụn nhọt. Nhựa của nõn non dùng chấm làm tan chắp lẹo ở mắt. Quả sao khô, tán bột thổi vào mũi chống ngạt mũi.Đồng bào vùng núi thường lấy lá non, chồi non về luộc hay xào ăn như các loại rau khác. Có thể tước bỏ gai trước khi xào, nhưng ở những nõn non thì sau khi xào gai cũng trở nên mềm. Để làm thuốc, thường dùng 10 - 30g rễ khô sắc nước uống; dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác

Giá trị: Chữa Đau răng, bướu cổ

Nguồn: The Plant List (2010)

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô