Thông tin loài: Ngái - Ficus hispida L.f.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: HOA HỒNG - ROSALES

Họ: Dâu Tằm - Moraceae

Chi: Chi sung - Ficus

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây mọc tự nhiên rải rác khắp các tỉnh của Việt Nam.

Đặc điểm: Cây gỗ cao 6 - 12m, đường kính 15 - 25cm, vỏ xám nâu không nứt, thịt vàng có nhựa mủ trắng. Cành mập, lúc non có nhiều lông cứng, sau nhẵn. Lá đơn mọc đối, hình trứng ngược hay hình bầu dục, có mũi nhọn ở đỉnh, tròn ở gốc, mép lá có răng cưa, có lông cứng ở cả hai mặt, dài 11 - 20cm, rộng 5 - 12cm, gân gốc 3, gâ bên 5 - 6 đôi. Cuống lá dài 15mm, có lông cứng. Lá kèm hình tam giác nhọn, dài 15 - 25mm, khá bền. Cụm hoa sung mọc trên các cành không lá, trên thân hay trên cành bò lan trên mặt đất, thường 2 - 4 sung trên một cành ngắn, hình cầu, có cuống ngắn, đường kính 1 - 2cm. Hoa đực nhỏ mang 3 cánh đài và 1 nhị. Hoa cái có cuống ngắn, cánh đài không rõ, có bầu hình trứng và vòi ở bên. Quả mềm hình cầu, vỏ có lông giá, màu vàng.

Giá trị: Gỗ màu xám vàng, mềm, nhẹ, thớ thô, hay bị mối mọt nên chỉ được dùng đóng đồ thông thường. Cây có dáng đẹp, đặc biệt là chùm quả kéo dài nên thường được trồng làm cảnh ở công viên, biệt thự. Làm thuốc lỵ, ỉa chảy, tê thấp, đau lưng (Vỏ cây sắc uống). Đinh râu (Búp non và hạt cau giã đắp). Sâu răng (Quả đốt thành than ngâm rượu ngậm).

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô