Thông tin loài: Chay Bắc - Artocarpus tonkinensis A. Chev. ex Gagnep.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: HOA HỒNG - ROSALES

Họ: Dâu Tằm - Moraceae

Chi: Chi Chay - Artocarpus

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Bắc Việt Nam, phân bố từ Hà Giang, Bắc Giang vào Thanh Hóa, Nghệ An. Cây mọc trong rừng nguyên sinh, ưa sáng và ẩm. Thường gặp ở ven rừng, chân núi hay ven sông suối.

Đặc điểm: Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông nhung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7 - 15cm, rộng 3 - 7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Cụm hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả tụ gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm, màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính. Ra hoa tháng 3 - 5, có quả tháng 6 - 9.

Giá trị: Quả chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn. Rễ dùng ăn với trầu cau. Thường được dùng chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô