Thông tin loài: Xoan - Melia azedarach L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: BỒ HÒN - SAPINDALES

Họ: Xoan - Meliaceae

Chi: Chi xoan - Melia

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố:  Xoan là loại cây phổ biến có thể tìm thấy ở nhiều vùng địa lý của Việt Nam

Đặc điểm: Cây rụng lá, cao 20m, đường kính 30 - 50cm. Thân thẳng tán thưa. Vỏ ngoài màu nâu xám, trơn, có những vạch dọc, màu vàng da cam. Thịt vỏ màu trắng vàng, nhiều xơ, cành non có lông; lá kép lông chim lẻ 2 - 3 lần, mọc cách. Lá nhỏ hình trứng hay hình mũi mác dài 3 - 7cm, rộng 2 - 3cm, mép có răng, khi non phủ lông hình sao, gân bên 10 - 14 đôi. Cuống lá dài 2 - 5mm, có lông. Cụm hoa hình chùy mọc ở nách lá, hoa đều, lưỡng tính. Cánh dài 5 - 6, có lông, cánh tràng 5 - 6 hình dải. Nhị hợp thành ống trên đỉnh có răng, mang 10 - 12 bao phấn, triền thấp hình đấu. Bầu trong nhẵn, vòi dài; quả hạch, vỏ ngoài nạc, vỏ trong hoá gỗ, 4 - 5 ô, mỗi ô chứa một hạt.

Giá trị: Lấy gỗ. Lá xoan được sử dụng như là một loại thuốc trừ sâu tự nhiên để bảo quản một số loại lương thực. Vì có độc tính, lá xoan, trái xoan đều không thể ăn được. Ngày xưa nhựa cây và tinh dầu cất từ lá và thân cây khi pha loãng được sử dụng để làm giãn tử cung. Hoa xoan không hấp dẫn đối với các loài ong bướm. Hạt xoan tròn và cứng thường được dùng làm chuỗi tràng hạt và các sản phẩm tương tự khác trước khi kỹ nghệ plastic thịnh hành và thay thế vật liệu hạt xoan.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô