Thông tin loài: Sơn rừng - Rhus succedanea L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: BỒ HÒN - SAPINDALES

Họ: Xoài - Anacardiaceae

Chi: - Rhus

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Lào Cai, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng tới Tây Nguyên.

Đặc điểm: Cây gỗ trung bình có thể cao đến 20m, thân tròn thẳng, phân cành cao. Trong gây trồng, chỉ cao 3 - 8m, thân cong queo, phân cành nhiều. Vỏ màu nâu xám đen, có nhựa mủ màu trắng ngà để lâu đen dần; lá kép lông chim 1 lần lẻ, mọc cách, thường tập trong ở đầu cành, dài 5 - 10cm, rộng 1,5 - 3,5cm. Cuống chung mềm, dài 10 - 20cm, mang 7 - 13 lá chét. Lá chét mọc đối hình bầu dục hoặc hình trứng nhọn dần về phía đầu, gốc lá tù và lệch, mép lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, màu lục sẫm mặt dưới màu lục nhạt hoặc lục xám. Hoa nhỏ tập hợp thành truỳ ở nách lá phía đầu cành. Cụm hoa đực phân nhánh nhiều. Hoa có cuống nhỏ và ngằn, cánh đài hợp 3 gốc, trên xẻ thành răng hình trứng hoặc trái xoan. Tràng có 5 cánh hình trái xoan, dài không quá 2mm, đầu tù hoặc gần tròn, nhị 5 chiếc, chỉ nhị mảnh, bao phấn hình trừng, đài bằng cánh hoa, quả hạch, hơi méo, đường kính 6 - 8mm, vỏ quả mỏng, nhẵn, khi khô màu đen. Hạt cứng.

Giá trị: Có tác dụng bình suyễn, giải độc, tán ứ tiêu thũng, chỉ thống, chỉ huyết. Dịch lá và nhựa đều có tính làm rộp da, gây dị ứng làm cho da mặt đỏ bừng, ngứa gãi và sưng húp dẫn đến lở loét. Sơn khô có vị cay, hơi mặn, tính ấm; có tác dụng làm tan máu ứ, tiêu tích báng, thông kinh nguyệt, trừ giun đũa.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô