Thông tin loài: Ðào lộn hột - Anacardium occidentale L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: BỒ HÒN - SAPINDALES

Họ: Xoài - Anacardiaceae

Chi: - Anacardium

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Được trồng rộng rãi ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ như: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông,...

Đặc điểm: Cây cao từ khoảng 5-10 m (có tài liệu ghi là từ khoảng 3m đến 9m), thân ngắn cành dài. Lá đơn nguyên, hình trứng tròn đều, mọc so le, cuống ngắn. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chuỳ, có mùi thơm dịu. Quả có hai phần cần phân biệt: Quả giả: Chính là phần chín mọng ăn được. Quả giả dài 10-12 cm, đường kính 4-8 cm. Phần này chính là cuống hoa phát triển mà thành. Có nhiều màu sắc: Đỏ, tím, vàng… Quả thật (bên trong có nhân điều): Chính là phần hạt điều cò nguyên vỏ, hạt thật chính là phần nhân ăn được bên trong, có dầu béo ăn được. Thuộc loại quả khô, không tự mở, hình thận, dài 2-3 cm, nặng 5-9g, vỏ ngoài cứng, màu xám, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ, vàng hay trắng. Do vậy người ta thường có cảm tưởng phần cuống quả phình ra là quả, còn quả thật đính vào là hạt, do dó mà có tên đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả).

Giá trị: Cây ăn quả có giá trị kinh tế lớn.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô