Thông tin loài: Gòn ta - Ceiba pentandra (L.) Gaertn.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: BÔNG - MALVALES

Họ: Bông - Malvaceae

Chi: - Ceiba

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây phân bố Việt Nam Trung Quốc, Lào, Châu Phi và vùng nhiệt đới Châu Mỹ. Việt Nam: cây được trồng khá phổ biến ở các tỉnh nhưng nhiều nhất ở Nam, Trung Bộ.

Đặc điểm: Loài cây này cao tới 60–70 mét; thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn và cứng. Lá phức chứa 5-9 lá chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt). Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả có hạt được bao bọc trong các sợi bông mịn màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza.

Giá trị: Gỗ màu trắng, mềm nhẹ tỷ trọng 0,445 Lực kéo ngang thớ 16 Kg/cm2, lực kéo dọc thớ 309 Kg/cm2, oằn 0,5364 Kg/cm2, hệ số co rút 0,31 đến 0,45. Gỗ được dùng đóng các đồ thông thường, làm thuyền độc mộc. Gỗ còn có thể dùng làm phao, kéo sợi. Hạt chứa dầu ăn dùng chế xà phòng, dầu máy.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô