Thông tin loài: Vuốt hùm - Caesalpinia minax Hance 

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: ĐẬU - FABALES

Họ: Vang - Caesalpiniaceae

Chi: - Caesalpinia

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Loài của Ấn Độ, Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Trung Quốc. Ở nước ta có gặp từ Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa tới Quảng Trị. Thường gặp trong rừng ở độ cao 300 đến 1500m.

Đặc điểm: Cây nhỡ mọc trườn, có các nhánh rải rác nhiều gai hình nón. Lá to; cuống chung dài 30-40cm, có gai; cuống phụ 8 đôi, dài 8-12cm, cũng có gai; lá chét 6-12 cặp, xoan, nhọn và có mũi ở đầu, hơi có lông phún nhất là ở mặt dưới, dài 22-35mm, rộng 6-13mm, lá kèm 4, hình dải nhọn, dài 8mm. Cụm hoa chùy ở ngọn, dài đến 40cm, có lông và gai. Quả đậu dài 13cm, rộng 45mm, lồi, dày 2-3cm, phủ gai ngược, dài 12mm. Hạt 6-7 hình trụ màu đen lam.

Giá trị: Toàn thân có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư ứ tiêu thũng, sát trùng chống ngứa. Hạt có tác dụng tán ứ, giảm đau, thanh nhiệt, khu thấp. Dân gian dùng rễ sắc uống chữa đau nhức, hóc xương, kém ăn, mất ngủ. Rễ và lá cũng dùng ngâm rượu ngậm chữa sâu răng.

Nguồn: https://www.ydhvn.com/cay-thuoc-quanh-ta/cay-duoc-lieu-cay-vuot-hum-moc-dieu-moc-meo-caesalpinia-minax-hance

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô