Thông tin loài: Gừng dại - Zingiber purpurenum Rosc.
Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE
Lớp: MỘT LÁ MẦM - LILIOPSIDA
Bộ: GỪNG - ZINGIBERALES
Họ: Gừng - Zingiberaceae
Chi: - Zingiber
IUCN:
Sách đỏ:
NĐ 84/2021:
Phân bố: Cây được tìm thấy nhiều ở một số nước châu Á như Thái Lan (mang tên Phlai), Ấn Độ, Malaixia. Ở nước ta, ây mọc hoang nhiều ở vùng núi Ba Vì (Hà Nội). Có nhiều ở các tỉnh miền Nam, được khai thác và sử dụng với tên zơrcmg (huyện Túy Sơn, tỉnh Bình Định).
Đặc điểm: Gừng dại (gừng gió) là loài thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 2m. Thân rễ cây khá lớn, có màu lục vàng, mùi khá nồng. Lá không có cuống, thuôn dài và nhọn ở đầu giống mũi mác, gốc lá tròn. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ. Phiến lá dài khoảng 40cm. Lưỡi bẹ dạng vẩy mỏng, có khía và có lông. Cán hoa dài trung bình 15-25cm, có lông, hình mũi mác, không lợp lên nhau, cụm hoa hình thoi, nhiều hoa, dài khoảng 11 cm, rộng 4-6cm, lá bắc lợp lên nhau, mép màu tía. Hoa mau tàn, tràng có ống không vượt quá các lá bấc, thùy hẹp dài. Bao phấn ngắn hơn cánh, trung đới dài và mềm yếu. Cánh môi hình tròn, chẻ sâu, màu vàng nhạt, có thùy bèn do nhị lép tạo thành.
Giá trị: Trong đông y, loài dược liệu này thường được áp dụng ở các bài thuốc điều trị kiết lỵ, đau nhức xương khớp, tẩy giun sán,…
Nguồn: Gừng dại: Đặc điểm, dược tính và bài thuốc trị bệnh hiệu quả (metaherb.vn)
Thuộc VQG | X (VN2000) | Y (VN2000) | Tk/ Khoảnh/ Lô |
---|