Thông tin loài: Thừng mức - Wrightia sp.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: LONG ĐỞM - GENTIANALES

Họ: Trúc Đào - Apocynaceae

Chi: Chi thừng mực - Wrightia

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây Thừng mực có nguồn gốc từ đông Châu Phi nhiệt đới; Á Châu nhiệt đới từ Ấn Độ đến Việt Nam, bao gồm các nước như: Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Campuchia,Nepal, Thái Lan, Việt Nam.

Đặc điểm: Cây thừng mực có chiều cao vào khoảng 12 m, đường kính thân khoảng 20 cm. Nhánh cây màu trắng nhạt, các cành non và mặt dưới lá có lông; và mủ sữa trắng trong tất cả những bộ phận của cây. Vỏ thô màu nâu nhạt, thường nứt tróc theo chiều dọc; có dạng những mảnh nhỏ, vỏ cây còn non thì gần như láng. Lá đơn, mọc đối, phiến xoan thuôn dài. Lá có màu xanh lá cây đậm ở mặt trên, còn mặt dưới màu nhạt; đáy tù đỉnh nhọn, cuống ngắn 4-6 mm. Hoa màu trắng kem, rất thơm, hoa lưỡng phái. Đài hoa có răng nhọn, thẳng. Vành hoa, thùy vành hoa, nằm chồng lên nhau về bên phải; có đặc điểm thuôn dài, hình ống, bao phủ bởi ít lông.

Giá trị: Gỗ từ Thừng Mực được dùng làm đồ mộc; làm bản khắc, làm tranh điêu khắc. Có thể kể đến một số đồ dùng nội thất thông dụng như: tủ, sofa, kệ chén, cánh cửa, bàn ghế, giường, sàn gỗ. Ngoài ra, Thừng Mực còn có thể được dùng làm thuốc trị rắn, côn trùng cắn; hay làm trụ trồng tiêu với ưu điểm là khó gãy đổ, rong tỉa cành đơn giản, và vỏ nhám tiêu đeo bám dễ, ít bị sâu bệnh.

Nguồn: Gỗ Thừng Mực Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết (goquy.net)

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô