Thông tin loài: Bản hạ lá xẻ - Typhonium trilobatum (L.) Schott

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: MỘT LÁ MẦM - LILIOPSIDA

Bộ: TRẠCH TẢ - ALISMATALES

Họ: Ráy - Araceae

Chi: Chi Bán hạ nam - Typhonium

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố:  Cây Bán hạ nam phân bố khắp nơi từ đồng bằng đến trung du và miền núi

Đặc điểm: Cây thảo, cao 20-30 cm. Thân rễ (củ) hình cầu có khía ngang, nằm dưới mặt đất. Lá mọc từ củ có cuống dài pha màu đỏ tím nhạt; phần gốc loe ra thành bẹ; phiến lá xẻ 3 thùy, đầu nhọn, mép uốn lượn, gân mặt dưới lá đôi khi cũng có màu đỏ tím. Cụm hoa là một bông mo, ngắn hơn lá; mo có phần ống hình trứng, màu lục pha đỏ tím, mặt ngoài màu lục nhạt, mặt trong màu đỏ hồng, trục hoa màu hồng; phần mang hoa cái hình trụ ngắn, phần mang hoa đực dài hơn; phần cuối trục hình giùi, thẳng, gốc hơi loe rộng, hoa có mùi khó ngửi. Vị thuốc Bán hạ nam là thân rễ già được chế biến thành phiến khô; phiến có hình tròn, đường kính thường là 0,5-3 cm, ít khi đến 4 cm; màu trắng đục, trắng ngà hay vàng nhạt; xung quanh phiến còn ít vỏ mỏng và vết tích sẹo của rễ con; thể chất chắc, khô cứng. Vị nhạt, gây tê lưỡi, ngứa.

Giá trị: Bán hạ nam được dùng chữa buồn nôn, nôn, ho nhiều đờm, tiêu hoá kém, bụng đầy chướng.

Nguồn: Bán hạ Việt Nam- Typhonium trilobatum , Araceae (ump.edu.vn)

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô