Thông tin loài: Cúc chân vịt - Saphaeranthus africanus L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: CÚC - ASTERALES

Họ: Cúc - Asteraceae

Chi: - Saphaeranthus

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cỏ Chân vịt phân bố ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào. Tại Việt Nam, có 3 loài được dùng làm thuốc. Cây mọc hoang ở các nơi đồng ruộng, ẩm ướt, thường thấy ở các tỉnh đồng bằng như Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang.

Đặc điểm: Cỏ Chân vịt là cây thảo nhẵn, mọc đứng, thường rất xum xuê, cao 0,5-1 m. Thân cành có mặt cắt tam giác, có cánh nhăn nheo do đường men của phiến lá. Lá mọc so le hình bầu dục hoặc mắc thuôn, dài 2,5-7 cm, rộng 1,5-2 cm. Gốc bè ôm lấy thân, đầu tù, mép nguyên hoặc khía răng nhỏ. Khi vò lá ra có mùi hắc đặc biệt. Cụm hoa mọc đối diện với lá thành đầu kép hình cầu hoặc hình trứng nhẵn, màu hồng hoặc tím nhạt, dài 1-3 cm. Cuống hoa có cánh, hoa cái nhiều, tràng hẹp hình ống có 3 răng. Hoa lưỡng tính 1-3 cái ở giữa, tràng hình trứng ngược, 5 thùy. Nhị 5 có tai nhọn. Lá bắc gồm 5-7 cái, xếp hai dãy. Quả bế, hình trụ, mang tràng hoa phình lên ở nửa dưới, có rãnh và khía lông. Phân thành hai loại. Các quả ở bên ngoài có dạng trứng, thuôn có phần phụ dạng chai. Còn quả ở trong có dạng tháp ngược, có 4 – 5 cạnh không lồi.

Giá trị: Là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, giảm đau… rất hiệu quả

Nguồn: Cỏ Chân vịt: Vị thuốc đáng tin cậy giảm đau hiệu quả - YouMed

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô