Thông tin loài: Cơm cháy tròn - Sambucus simpsonii Rehd

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: TỤC ĐOẠN - DIPSACALES

Họ: Kim Ngân - Caprifoliaceae

Chi: Chi Cơm cháy - Sambucus

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Chi Sambucus ở Việt Nam có 2 loài, phân bố rộng ở nhiều tỉnh miền núi phía bắc. Trong đó loài Cơm cháy tròn mới ghi nhận được ở Thừa Thiên Huế (Bạch Mã) và Lâm Đồng (Đà Lạt), cây còn có ở Lào.

Đặc điểm: Cây bụi, cao 3 – 4m. Thân có lõi to, xốp. Lá kép lông chim, mọc đối, gồm 7 – 13 lá chét hình trứng nhọn, mép khía răng, mặt trên nhẵn màu lục bóng, mặt dưới nhạt, lá chét ở gốc thường xẻ thêm hai lần, ở cành mang hoa, số lá chét ít hơn (3 – 7 lá). Cụm hoa mọc ở đầu cành thành ngủ phân nhánh, có ít lông; hoa nhiều, đường kính 4 – 5 mm, có mùi đặc biệt; đài nhỏ, hình đấu, 5 răng màu trắng tràng có 5 cánh tròn, màu vàng ngà; nhị 5 có bao phấn màu vàng, thuôn dài; bầu có 3-5 ô, núm nhụy chia 5 thuỳ. Quả mọng hình cầu, đường kính 4-5 mm, khi chín màu không sau tím đen, thịt quả có màu xám vị ngọt, hạt 4 – 5, hình thuôn hay ellip.

Giá trị: Lá và ngọn cây cơm cháy thường được dùng ngoài, rửa sạch, giã nát đắp lên các chỗ viêm nhiễm, mụn nhọt, nấm ngoài da hoặc đắp lên chỗ bầm tím, các vết chém chặt để cầm máu và làm vết thương chóng lành. Ở Mỹ, thổ dân thường dùng vỏ trong của cây làm chè để lợi tiểu, nhuận tràng, gây trung tiện và làm ra mồ hôi.

Nguồn: Công dụng, cách dùng Cơm cháy tròn (tracuuduoclieu.vn)

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô