Thông tin loài: Đậu ma - Pueraria phaseoloides (Roxb.) Benth.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: ĐẬU - FABALES

Họ: Đậu - Fabaceae

Chi: - Pueraria

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Loài phân bố khá rộng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia. Ở Việt Nam, cây mọc rải rác khắp nơi. Người ta thường gặp chúng trong các rừng, rừng thưa hay chỗ trống, ở bờ suối, ven đường đi,v.v...

Đặc điểm: Cây thảo leo, nhánh nhỏ, có lông màu vàng mọc ngược và phù ở gốc. Lá kèm nhọn, dài 1 cm; có lông. Lá kép 3 lá chét; lá chét xoan, hình bánh bò, có khía thành 3 thuỳ rõ và có lông ở cả hai mặt, dài đến 6–12 cm. Chùm hoa ở nách lá, dài đến 30 cm, có lông cứng, đứng; hoa tim tím. Quả hình trụ, dài 8–9 cm, chứa 13-15 hạt.

Giá trị: Bộ phận dùng toàn cây. Ở Malaixia cây được dùng trị loét và mụn nhọt của trẻ em; có thể dùng dây sắc uống trong và dùng cây tươi đắp ngoài. Dân gian ở Việt Nam dùng đậu ma chữa sốt rét kinh niên và sốt phát ban, cùng với các loài cây khác như cây lưỡi đòng (hay lưỡi đồng), cây chân chó

Nguồn: Đậu ma – Wikipedia tiếng Việt

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô