Thông tin loài: Hồ tiêu - Piper nigrum L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: HỒ TIÊU - PIPERALES

Họ: Hồ Tiêu - Piperaceae

Chi: Chi tiêu - Piper

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Hồ tiêu được trồng ở các nước vùng nhiệt đới. Các nước cung cấp nhiều hồ tiêu như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippin, Cambodia, Brazil. Trung Quốc trước đây không có, mới thí nghiệm trồng ở Quảng Tây, Quảng Nam và Vân Nam. Ở Việt Nam được trồng nhiều ở đảo Phú Quốc, Minh Hải, Kiên Giang, An Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hàng năm nước ta xuất khẩu chừng 4000 – 5000 tấn hồ tiêu. Tại miền Bắc đã bắt đầu trồng ở Vĩnh Linh, hiện đang cố di chuyển dần ra phía bắc miền Bắc nước ta.

Đặc điểm: Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn, bám vào cây tựa bằng những rễ. Thân mọc cuốn mang lá mọc cách. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Cụm hoa: hình đuôi sóc, mọc đối với lá, khi chin rụng cả chùm. Quả: hình cầu nhỏ, co chừng 20 – 30 quả  trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu đỏ, khi chín màu vàng.

Giá trị: Hồ tiêu với liều nhỏ có tác dụng tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra máu. Ngoài công dụng làm gia vị, hồ tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau (chữa đau răng), chữa đau bụng, tiêu chảy, cảm lạnh.

Nguồn: Cây Hồ Tiêu - Đặc điểm thực vật, công dụng, thành phần hóa học (duoclieu.edu.vn)

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô