Thông tin loài: Thông năm lá Quảng Đông - Pinus wangii Hu & W. C. Cheng [P. Kwangtungensis Chun ex Tsiang]

Ngành: HẠT TRẦN - GYMNOSPERMAE

Lớp: THÔNG - PINOPSIDA

Bộ: THÔNG - PINALES

Họ: Thông - Pinaceae

Chi: - Pinus

IUCN: EN

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Đây là loài nguy cấp tại Trung Quốc. Các cây ở Việt Nam có thể là đại diện của loài khác, có lẽ tốt nhất nên đặt trong thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) Ferré, loài đặc hữu của Việt Nam.

Đặc điểm: Nó là loài cây thân gỗ cao tới 20 m; đường kính thân cây tới 60 cm, các cành mảnh dẻ hơn màu nâu đỏ sẫm và dần dần chuyển thành màu nâu xám sẫm, năm thứ nhất có lông tơ màu nâu rậm rạp che phủ nhưng sau đó từ năm thứ hai hay ba thì trở thành không lông; các chồi về mùa đông có màu nâu và không chứa nhựa. Các lá kim mọc thành chùm 5 lá, dày và hơi bẻ cong vào, thiết diện hình tam giác, kích thước dài 2,5–6 cm và rộng 1-1,5 mm, cứng, bó mạch 1, ống nhựa 3, gốc lá có vỏ bao sớm rụng. Nón hạt mọc đơn độc hay thành cụm 2-3 nón ở phần cuối các cành, có cuống dài 1,5–2 cm, màu nâu ánh vàng, nâu hay nâu xám sẫm khi chín, hình elipxoit thuôn dài hay hình trứng-trụ, kích thước 4,5-9 × 2-4,5 cm. Vảy hạt gần dạng trứng ngược, kích thước 2-3 × 1,5–2 cm; các mấu hình thoi ngang, mép mỏng, hơi cong vào, ít thấy hơi uốn ngược ở các vảy hạt phần gốc hay phần giữa. Hạt màu nâu nhạt, hình elipxoit-trứng, kích thước 8-10 × ~ 6 mm; cánh khoảng 16 × 7 mm.

Giá trị: Đây là loài nguy cấp tại Trung Quốc.[3] Các cây ở Việt Nam có thể là đại diện của loài khác, có lẽ tốt nhất nên đặt trong thông Đà Lạt (Pinus dalatensis) Ferré, loài đặc hữu của Việt Nam.

Nguồn: Thông năm lá thừa lưu – Wikipedia tiếng Việt

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô