Thông tin loài: Hắc sửu - Pharbitis nil (L.) Choisy

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: CÀ - SOLANALES

Họ: Bìm Bìm - Convolvulaceae

Chi: - Pharbitis

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Hiện nay bìm bìm biếc mọc trong trạng thái hoang dại ở các bờ rào vườn, ven đường đi Tam Đảo, thị xã Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và một số nơi khác.

Đặc điểm: Dây leo bằng thân cuốn. Thân, cành mảnh, có lông rải rác. Lá mọc so se, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14 cm, rộng 12 cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lông ở gân, gân gốc 5 - 7, cuống dài 5 - 9 cm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1 - 3 hoa to màu hồng tím hoặc lam nhạt, cuốn hoa ngắn, có lông và mang 2 lá bắc mọc đối, đài hình chuông, có 5 răng đều, hẹp nhọn, mặt ngoài có lông; tràng hình phễu có ống dài khoảng 3 - 5 cm, 5 cánh hoa hàn liền, nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lông ở gốc, bao phấn hình mũi tên, bầu 3 ô, mỗi ô đựng 2 noãn. Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm,, bao bọc trong đài đồng trưởng, hạt 2 - 4 có 3 cạnh, màu đen, mặt ngoài có lông mềm.

Giá trị: có tác dụng tả thủy (tiêu thoát nước) tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, công tích trê, trục đờm.

Nguồn: Bìm bìm biếc: Dược liệu dân gian giúp lợi tiểu, trừ giun (nhathuoclongchau.com)

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô