Thông tin loài: Sa mộc - Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook.

Ngành: HẠT TRẦN - GYMNOSPERMAE

Lớp: THÔNG - PINOPSIDA

Bộ: THÔNG - PINALES

Họ: Bụt Mọc - Taxodiaceae

Chi: - Cunninghamia

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Phân bố tự nhiên ở miền trung và nam Trung Quốc, Đài Loan, bắc Lào và Việt Nam. Loài từ lâu được coi là loài bản địa của Việt Nam vì đã được nhập trồng thành công ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, ở các vùng núi có độ cao trên 700 m như  Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lạng Sơn.

Đặc điểm: Sa mu là loài cây gỗ lớn, thường xanh, cao tới 40 - 45 m, đường kính ngang ngực đạt tới 70 - 120 cm, thân thẳng, hình trụ, phân cành cao trên 20 m. Vỏ nâu đen, thường tách ra từng mảnh. Cành con phân ngang tạo thành nhiều tầng. Tán cây hình tháp, dày, màu sẫm. Lá màu xanh, nhọn, mọc trên mặt phẳng, xếp xoắn, dài 4 - 5 cm, rộng 0,2 - 0,3 cm, cứng, đầu lá nhọn, mép có răng cưa. Mặt trên xanh bóng, mặt dưới mốc hai bên gân chính. Nón đơn tính hình trứng, vảy có râu ở đỉnh. Nón đực mọc tập trung 15-20 chiếc thành bông ở đầu cành. Nón cái dạng trứng, dài 3-4 cm, rộng 3 cm, mọc ở thấp hơn nón đực, đơn độc. Hạt dạng trái xoan, có cánh, dài 5 - 7 mm, rộng 3 - 5 mm. 

Giá trị: Gỗ vàng nhạt hay trắng, xốp nhưng cứng, chịu mối mọt. Được dùng để làm nhà, sàn nhà, công cụ và đồ gia dụng. Sa mu được trồng từ lâu như loài cây trồng cảnh quan. Do có dáng đẹp, thân cây to, thẳng nên rất được ưa chuộng. Sa mu dễ trồng, không bi trâu bò phá hoại nên trồng rừng có nhiều thuận lợi.

Nguồn: Danh mục thực vật tại các VQG, Giáo trình thực vật rừng Đại học Lâm nghiệp, VnCreatures.net

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô