Thông tin loài: Đùng đình bắc sơn - Caryota bacsonensis Magalon

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: MỘT LÁ MẦM - LILIOPSIDA

Bộ: CAU - ARECALES

Họ: Cau - Arecaceae

Chi: Chi móc - Caryota

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Loài phân bố ở Việt Nam, tại Thái Nguyên, Bắc Cạn và một số nơi vùng Đông Bắc.

Đặc điểm: Cây gỗ, thân trụ, to lớn, mọc đơn độc, cao 15 - 20m, đường kính 50cm, nhẵn, có nhiều vòng đốt do lá rụng để lại. Lá mọc tập trung ở đầu thân, to lớn, dài đến 3-4m; cuống lớn, ngắn; lá chét mọc đối ở gốc và mọc so le ở đỉnh, phiến cứng, nhăn nheo, hình quả trám không đều, gốc lá chét hình nêm. Cụm hoa rất dài và rủ xuống ( dài 2 - 3m ). Hoa đực xếp rất dày đặc, hình bầu dục; đài 3, xếp lợp, mảnh, mép khía răng, nạc ở gốc; tràng 3, xếp van, mép nguyên; nhị nhiều ( 80 - 100 ). Hoa cái xếp thưa, nhỏ hơn hoa đực; đài hình chén, có 3 lá đài xếp lợp; tràng 3, rất nạc; bầu có 3 cạnh, 2 ô, mỗi ô 1 noãn; 2 đầu nhụy màu trắng. Quả hình cầu, hơi dẹt, gốc có đài tồn tại hình chén, 1 - 2 hạt.

Giá trị: Thân cây dùng làm cột, máng nước. Lá cây dùng làm áo tơi, làm nón. Cây đẹp, có thể trồng làm cảnh.

Nguồn: https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Caryota%20bacsonensis&list=species

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô