Thông tin loài: Tử châu trắng - Callicarpa albida Bl.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: HOA MÔI - LAMIALES

Họ: Cỏ Roi Ngựa - Verbenaceae

Chi: - Callicarpa

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc (Vân Nam, Hải Nam),Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaixia. Ở nước ta có gặp từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Hà Tây, Phú Thọ vào Đà Nẵng, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo) và Kiên Giang (Hà Tiên)

Đặc điểm: Cây bụi cao 1 - 1,5m. Các cành non phủ lông hình sao thưa sau đó rụng đi. Lá hình mũi mác hay trái xoan- mũi mác, thuôn dài ở gốc, nhọn và có mũi rộng ở đầu, nửa trên có răng cưa, rất ít khi nguyên; mặt trên lá lúc còn non có lông, sau nhẵn, trừ các gân; mặt dưới có nhiều lông hình sao thưa và có nhiều tuyến màu nâu; gân mảnh, nổi rõ ở mặt dưới. Hoa họp thành xim 2 ngả, phủ nhiều lông hình sao, các nhánh tỏa rộng ra. Lá bắc hình dải, thẳng và nhọn, cuống hoa ngắn. Hoa thường màu tía, có khi màu xanh vàng hay trắng. Đài hình chuông, cụt đầu hay có 4 răng rất ngắn, phủ các tuyến và lông thưa hình sao. Tràng có lông ở mặt ngoài, rất ít khi nhẵn; 4 thùy tròn ngắn bằng ¼ ống tràng. Nhị 4, thò ra ngoài nhiều; chỉ nhị đính ở gốc ống tràng; bao phấn có tuyến ở mặt lưng. Bầu có lông dài, xồm xoàm; vòi nhụy dài; đầu nhụy hình phễu. Quả hạch màu tía, có tuyến.

Giá trị: Ở Ấn Độ, rễ, lá và vỏ được sử dụng trong điều trị bệnh spru. Nước sắc lá dùng trị đau bụng và sốt. Nước sắc rễ dùng trị ỉa chảy và bệnh giang mai. Lá được dùng làm thuốc duốc cá. Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng làm thuốc khư phong trừ thấp, còn lá dùng làm thuốc cầm máu.

Nguồn: https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Callicarpa%20longifolia&list=species

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô