Thông tin loài: Trắc bách diệp - Biota orientalis Endl

Ngành: HẠT TRẦN - GYMNOSPERMAE

Lớp: THÔNG - PINOPSIDA

Bộ: THÔNG - PINALES

Họ: Hoàng Đàn - Cupressaceae

Chi: - Biota

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Cây của vùng Ðông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Mianma, được nhập trồng làm cảnh ở nhiều nơi. Lá và cành nhỏ có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào tháng 9-11. Hạt thu hái vào mùa thu đông, đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân phơi khô. Khi dùng để nguyên hay ép bỏ dầu.

Đặc điểm: Cây nhỏ cao 6-8m, phân nhiều nhánh xếp theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá nhỏ, mọc đối, hình vẩy dẹp, lợp lên nhau, lá ở nhánh non và nhánh già có hình dạng khác nhau. Nón cái tròn, ở góc các cành. Nón quả hình trứng, có 6-8 vẩy dày, xếp đối nhau. Hạt hình trứng, dài đỏ 4mm. Vỏ hạt cứng nhẵn, màu nâu sẫm, không có cánh.

Giá trị: Dược liệu Trắc bách diệp có vị đắng, mùi thơm, tính hơi hàn; có tác dụng lương huyết cầm máu, tiêu ứ, trừ thấp nhiệt. Trắc bách diệp được dùng làm thuốc cầm máu (thổ huyết, đái ra máu, tử cung xuất huyết, băng huyết, rong kinh...), lợi tiểu tiện, chữa ho sốt và làm thuốc đắng giúp sự tiêu hoá. Bách tử nhân dùng chữa hồi hộp mất ngủ, hay quên, người yếu ra nhiều mồ hôi, táo bón.

Nguồn: https://www.ydhvn.com/cay-thuoc-quanh-ta/cay-trac-bach-trac-ba-platycladus-orientalis-l-franco-thuja-orientalis-l-biota-orientalis-l-endl

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô