Thông tin loài: Dền gai - Amaranthus spinosus L.

Ngành: HẠT KÍN - ANGIOSPERMAE

Lớp: HAI LÁ MẦM - MAGNOLIOPSIDA

Bộ: CẨM CHƯỚNG - CARYOPHYLLALES

Họ: Dền - Amaranthaceae

Chi: Chi dền - Amaranthus

IUCN:

Sách đỏ:

NĐ 84/2021:

Phân bố: Chắc chắn là có nguồn gốc từ các vùng thấp ở châu Mỹ (Bắc Mỹ và Nam Mỹ), loài này được du nhập từ khoảng năm 1700 vào các vùng nóng của thế giới. Rất phổ biến ở nhiệt đới châu Á, từ vùng đồng bằng cho tới độ cao 1400m.

Đặc điểm: Cây thảo hằng năm, cao 0,3 - 0,7m, phân cành nhiều, không lông. Lá mọc so le, hình thuôn dài, cuống dài có cánh, ở gốc có 2 gai dài 3 - 15mm, mặt trên phiến lá màu xanh nhợt. Hoa mọc thành xim và xếp sít nhau ở nách lá thành những bông dài, các lá bắc như gai dài 7 - 8mm. Quả là một túi hình trứng nhọn một đầu. Hạt đen óng ánh.

Giá trị: Lá và ngọn non dền gai chứa các thành phần dinh dưỡng tính theo g%: nước 91,7; protein 3,6; glucid 1,3; xơ 1,8; tro 1,6 và theo mg %: caroten 8,8 và vitamin C 46. Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều kinh. Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu, để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt có thể dùng như hạt cây mào gà đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết. Nhân dân còn dùng hạt và rễ trị bệnh đau tim. Ở Ấn Độ, rễ còn được dùng trị rong kinh, lậu, eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng; còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng. Cây dùng trị rắn cắn.

Nguồn: https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Amaranthus%20spinosus&list=species

Điểm phân bố

Thuộc VQG X (VN2000) Y (VN2000) Tk/ Khoảnh/ Lô